Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 35/2024/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Đáng chú ý, Bộ GTVT yêu cầu tất cả các hạng GPLX ô tô phải học lý thuyết đầy đủ theo hình thức tập trung hoặc đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.
Cụ thể, người có nhu cầu cấp GPLX các hạng: B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE phải học đủ chương trình lý thuyết theo quy định và được lựa chọn một trong các hình thức học như: Tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe hoặc đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn theo quy định của pháp luật về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe.
Đối với nội dung học thực hành lái xe phải học theo hình thức tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, theo quy định hiện hành cho phép người học lái ô tô hạng B1 được tự học các môn lý thuyết, chỉ kiểm tra tại cơ sở đào tạo. Các hạng khác đều phải học tập trung.
"Việc chính thức cho phép thực hiện đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn, tức đào tạo trực tuyến, hoặc tập trung thay cho chỉ duy nhất đào tạo tập trung trước đây là một tiến bộ, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian cho cả người học và cơ sở đào tạo", ông Quyền nói.
Bỏ môn nghiệp vụ vận tải
Một điểm đáng chú ý khác tại Thông tư là bỏ môn nghiệp vụ vận tải. Tên gọi và thời lượng các môn học lý thuyết còn lại hầu như không thay đổi.
Theo đó, người học GPLX các hạng B, C1 học lý thuyết với các nội dung: Pháp luật về giao thông đường bộ; kỹ thuật lái xe; cấu tạo và sửa chữa thông thường; đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông.

Nghiệp vụ vận tải là môn học lý thuyết dành cho tài xế chuyên nghiệp, từ hạng B2 (cũ) trở lên. Do vậy, khi bỏ môn này ở chương trình đào tạo lái xe mới có thể hiểu tất cả GPLX các hạng sẽ đều không còn là chuyên nghiệp.
Điều này không những phù hợp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vốn không còn quy định đào tạo lái xe thuộc giáo dục nghề nghiệp như Luật Giao thông đường bộ, mà còn phù hợp với thực tế:
Chuyên chở đơn giản bằng ô tô, ví dụ như nông dân chở nông sản từ rẫy ra chợ, thì không cần đào tạo nghiệp vụ.
Người lái xe của mình mà không đăng ký kinh doanh vận tải thì không nhất thiết phải là tài xế chuyên nghiệp, ví dụ như lái xe 16 chỗ của gia đình.
Các tài xế chuyên nghiệp phải được tập huấn và chứng nhận nghiệp vụ khác nhau tại doanh nghiệp theo các quy định của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, chẳng hạn như giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải.
Môn thực hành lái xe, về cả nội dung, số giờ học và quãng đường xe chạy tính cho một học viên, cũng không thay đổi.
Khóa học giấy phép lái xe không quá 90 ngày
Về thời gian đào tạo lái xe ô tô, thông tư mới của Bộ GTVT quy định: Thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ, Tết để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe không quá 90 ngày.
Thời lượng các môn học, số km xe chạy ở thông tư mới lần đầu tiên được gọi là "tối thiểu" so với quy định cũ. Thời gian toàn khóa học cũng bị hạn chế ở mức tối đa không quá 90 ngày với tất cả các hạng đào tạo.
Đồng thời, quy định mới cũng ghi rõ: "Người học lái xe được kiểm tra kết thúc môn học khi tham dự tối thiểu 70% thời gian học các môn lý thuyết; học đủ thời gian và tối thiểu 50% số km học thực hành lái xe trên sân tập lái; học đủ số km và tối thiểu 50% thời gian học thực hành lái xe trên đường".
Theo một chuyên gia giao thông, với thời hạn tối đa không quá 90 ngày, cơ sở đào tạo lái xe sẽ phải có trách nhiệm cao hơn với người học, tránh tình trạng nhận hồ sơ rồi tìm cách kéo dài thời gian để giữ chân học viên mà thực tế thì không đủ lưu lượng. Đây chính là thay đổi tiến bộ và đáng chú ý nhất lần này, tạo thuận lợi hơn trước cho cả người học và cơ sở đào tạo lái xe.
Tại sao bạn tham gia khóa học cùng thầy Thầy Khải - Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Gia Lai
- Cơ sở vật chất khang trang và đạt chuẩn theo quy định ISO :9001:2015
- Giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình, chuyên nghiệp, trình độ cao.
- Trang thiết bị giảng dạy theo chuẩn
- Chủ động nắm bắt thông tin khóa học
- Học và thi trực tuyến mọi lúc, mọi nơi
- Điều chỉnh thời gian học linh hoạt. Nhận đào tạo cả thứ 7 hoặc chủ nhật, ngoài giờ để phù hợp với công việc và học tập của bạn.
Giá học phí học lái xe các hạng:
Giá học phí học lái xe các hạng bằng được niêm yết công khai trước cổng hoặc khu vực đăng ký. Đối với ô tô học viên có thể đóng học phí làm 02 đợt, mỗi đợt một nửa.
Trong quá trình học, học viên không mất thêm bất kỳ chi phí nào liên quan đến xe tập lái, xăng dầu đổ vào xe, tiền rửa xe, thay dầu xe, thầy cô….Cam kết hoàn tiền nếu phát sinh chi phí trong quá trình học. Chi phí học lái xe cho các hạng lái xe sẽ được công bố rõ ràng tại hoclaixegialai.com
- Giáo viên lý thuyết + Thực hành lái xe
- GPLX : Hạng E
- Kinh nghiệm : trên 13 năm
![]() |
Giáo viên: Mai Xuân Khải Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Gia Lai |
Liên hệ với chúng tôi
- Trụ sở tiếp nhận hồ sơ: Đường Chu Văn An, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
- Sát hạch (thi) và sân tập: Đường Nguyễn Chí Thanh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
- Điện thoại : 0937 712 789 – (Mr. Khải)
- Facebook: https://www.facebook.com/khai.mai.587
- Zalo : 0937 712 789
14 quy định mới về giao thông áp dụng từ 01/01/2025
Chi tiết các thủ tục và chi phí học bằng lái C1 [Cập nhật 2025]
Có nên đi học bổ túc tay lái khi đã có bằng lái xe? - Học lái xe Gia Lai giá rẻ
Cho thuê xe ô tô tập lái số sàn và số tự động giá rẻ - Thầy Khải dạy lái xe Gia Lai
Thi lái xe B2 đường trường như thế nào? Điểm số cần đạt - Thầy Khải dạy lái xe Gia Lai
“Bật mí” mẹo thi lý thuyết B2 với bộ 600 câu hỏi thi bằng lái xe
Quy định về đối tượng đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe từ 1/1/2025
Thực hư việc bãi bỏ Nghị định 168 về giao thông? Nghị định 168 có bị bãi bỏ không?