Bạn biết đấy, nâng dấu bằng lái xe có nhiều mục đích. Có người nâng dấu để làm đẹp hồ sơ xin việc, có người nâng dấu để được điều khiển đa dạng phương tiện hơn. Dù là mục đích gì thì việc náng dấu bằng lái xe cũng là việc cần thiết
Nếu bạn đã từng đọc qua Thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định nâng hạng giấy phép lái xe B2, C, D, E, F, chúng tôi tin rằng bạn đã có sơ bộ thông tin liên quan đến việc nâng hạng bằng lái. Tuy nhiên,Thầy Khải dạy lái xe Gia Lai giá rẻ vẫn muốn điểm lại một số tư liệu xoay quanh vấn đề này.
Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe phải được đào tạo nội dung lý thuyết và thực hành theo chương trình đào tạo quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
Người học lái xe phải được đào tạo tại các cơ sở đào tạo lái xe hoặc các hình thức đào tạo lái xe khác để cấp mới hoặc nâng hạng giấy phép lái xe.
Điều kiện thi nâng hạng giấy phép lái xe từ năm 2025
Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện đối với những đối tượng sau đây: (*)
Theo khoản 3 và 4 Điều 60 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện đối với những đối tượng sau đây:
- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng C1 hoặc lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;
- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C1 lên hạng C hoặc lên hạng D1 hoặc lên hạng D2;
- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D1 hoặc lên hạng D2 hoặc lên hạng D;
- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D1 lên hạng D2 hoặc lên hạng D;
- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D2 lên hạng D;
- Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng BE, từ hạng C1 lên hạng C1E, từ hạng C lên hạng CE, từ hạng D1 lên hạng D1E, từ hạng D2 lên hạng D2E, từ hạng D lên hạng DE.
Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe khi giấy phép lái xe còn hiệu lực, phải có đủ thời gian lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; đối với việc nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D1, D2, D thì người có nhu cầu được đào tạo còn phải có trình độ từ trung học cơ sở trở lên. (**)
Giấy phép lái xe các hạng C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE phải được đào tạo bằng hình thức đào tạo nâng hạng theo các điều kiện quy định tại (*), (**) nêu trên
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định; có giáo trình, giáo án; thực hiện đào tạo theo đúng hình thức, nội dung và chương trình quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.
- Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW;
- Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
- Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
- Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg;
- Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B;
- Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B và hạng C1;
- Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;
- Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1;
- Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2;
- Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
- Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
- Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc;
- Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
- Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg;
- Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa.
Thủ tục nâng bằng lái xe ô tô gồm những gì?
Cũng như học và thi bằng lái xe các hạng khác, việc nâng dấu bằng lái đòi hỏi thủ tục hồ sơ như luật định
Dựa theo Khoản 2, Điều 10, Thông tư 46/2012/TT-BGTVT, người học lái xe nâng hạng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị học sát hạch theo mẫu
- CMND bản photo hoặc hộ chiếu còn thời hạn
- Giấy khám sức khỏe 6 tháng gần nhất
- Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định
- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E ,F
- Giấy phép lái xe sao chụp
Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở ( hoặc bằng cấp tương đương) và giấy phép lái xe phải được xuất trình bản chính khi thi sát hạch.
Thầy Khải dạy lái xe giá rẻ_ địa chỉ học nâng bằng lái xe ô tô uy tín tại Gia Lai
Thầy Khải - Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Gia Lai địa chỉ học nâng bằng lái xe ô tô uy tín. Kinh nghiệm, xe dạy lái chất lượng và sự tận tâm sẽ là điểm đến tuyệt vời cho mọi học viên khi có ý định nâng dấu bằng lái.
Với chi phí dịch vụ trọn gói giá rẻ cam kết không phát sinh, tự hào là điểm đến uy tín của mọi khách hàng.
Hi vọng rằng sau bài viết này sổ tay kiến thức của bạn được lấp thêm những điều thú vị.
Nhằm giúp đỡ học viên cũng như những người mới có bằng thêm vững tay lái hơn khi tham gia giao thông, đặc biệt là ở các thành phố lớn lượng dân cư đông đúc. Trung tâm chúng tôi đang có KHUYẾN MÃI cho học viên khi đăng ký bổ túc tay lái và học lái xe hạng bằng B, C1, C 1 kèm 1 ngoài giờ hành chính
Nếu như có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến hồ sơ hay các thông tin khác về khóa học, chi phí, quy trình đào tạo lái xe 4 bánh, bạn hãy liên hệ ngay vào hotline hoặc zalo của Thầy Khải - Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Gia Lai
Giáo viên lý thuyết + Thực hành lái xe
GPLX : Hạng E
Kinh nghiệm : trên 13 năm
Giáo viên: Mai Xuân Khải Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Gia Lai |
Liên hệ với chúng tôi
- Trụ sở tiếp nhận hồ sơ: Đường Chu Văn An, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
- Sát hạch (thi) và sân tập: Đường Nguyễn Chí Thanh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
Điện thoại : 0937 712 789 – (Mr. Khải)
Facebook: https://www.facebook.com/khai.mai.587
Zalo : 0937 712 789
Bằng lái xe hạng C1 lái được xe gì? Bằng lái xe hạng C1 có thời hạn bao nhiêu năm?
Có nên đi học bổ túc tay lái khi đã có bằng lái xe? - Học lái xe Gia Lai giá rẻ
Cho thuê xe ô tô tập lái số sàn và số tự động giá rẻ - Thầy Khải dạy lái xe Gia Lai
Thi lái xe B2 đường trường như thế nào? Điểm số cần đạt - Thầy Khải dạy lái xe Gia Lai